Để đạt điểm cao trong bài thi Speaking PET Cambridge, bạn cần nắm chắc những điều cơ bản sau: format đề thi, cách tính điểm, các chủ đề và phạm vi từ vựng,… Ngoài ra, bạn cũng cần biết cách đặt câu đơn giản về các chủ đề quen thuộc, nêu được ý kiến cá nhân và giải thích quan điểm mình đưa ra. Sau khi luyện tập để có thể lưu loát hơn trong khoảng thời gian dài, việc áp dụng thêm những cấu trúc câu phức tạp như câu điều kiện, câu so sánh, câu bị động… thì cơ hội đạt điểm tối đa của bạn sẽ rất cao.
Bài viết dưới đây sẽ tổng hợp cho bạn những điều bạn cần nắm chắc để đạt điểm tối đa Speaking PET Cambridge:
Chuẩn bị kỹ càng luôn là chìa khóa giúp bạn vượt qua các kì thi. Luyện thi PET Cambridge cũng không phải ngoại lệ. Hiểu cặn kẽ từng phần trong bài thi là một điều quan trọng đối với thí sinh. Cấu trúc cụ thể và thời gian dành cho từng phần của bài thi Speaking PET Cambridge như sau:
Bạn sẽ thi nói cặp với một hoặc hai thí sinh khác, được chấm điểm bởi 2 giám khảo (một người hỏi thi và chấm điểm tổng quát, một người ngồi sau chấm điểm thành phần chi tiết)
PART 1: PHỎNG VẤN (CÁ NHÂN) |
|
Yêu cầu |
Trả lời các câu hỏi liên quan đến thông tin cá nhân (thường sẽ thói quen hoặc sở thích của bạn về một chủ đề cụ thể) |
Thời gian |
Tối đa 2 phút |
PART 2: MỞ RỘNG (CÁ NHÂN) |
|
Yêu cầu |
Mô tả 1 bức tranh màu trong 1 phút |
Thời gian |
Tối đa 3 phút |
PART 3: THẢO LUẬN (NÓI CẶP) |
|
Yêu cầu |
Đưa ra và phản hồi lại các gợi ý, thảo luận về các lựa chọn có thể thay thế |
Thời gian |
Tối đa hơn 2 phút |
PART 4: TRÒ CHUYỆN CHUNG (CÁ NHÂN RỒI THẢO LUẬN NÓI CẶP) |
|
Yêu cầu |
Thảo luận về những điều thích, không thích, kinh nghiệm, ý kiến, thói quen… (liên quan đến chủ đề đã thảo luận ở part 3 đã nói trên) |
Thời gian |
3 phút |
Trong Part 1, bạn sẽ được yêu cầu trả lời các câu hỏi, đưa ra các thông tin cá nhân liên quan đến thói quen hàng ngày, sở thích… có thể dùng thì hiện tại, quá khứ hoặc tương lai. Hãy lưu ý trả lời bằng câu dạng đầy đủ; tránh đưa ra câu trả lời quá ngắn gọn, chỉ gồm một vài từ.
*Ví dụ: Do you like music?
✅ Nên trả lời: Absolutely yes! I really enjoy listening to pop ballad music and classical music in my leisure time
❌ Không nên trả lời: Yes!
Nhưng điều đó không có nghĩa là bạn sẽ trả lời một cách quá lan man dài dòng, hãy trả lời vào trọng tâm câu hỏi rồi hẵng mở rộng ngắn gọn câu trả lời của mình nhé! Tránh khiến bài nói của bản thân lạc đề dẫn đến “đi quá xa” đó.
Trong phần 2, mỗi thí sinh sẽ trả lời câu hỏi độc lập. Giám khảo sẽ phát cho mỗi bạn một bức tranh. Các thí sinh sẽ lần lượt miêu tả bức tranh của mình trong vòng 1 phút.
Trong phần thi này, nếu bạn có thể miêu tả bức ảnh nhiều hơn 1 phút, giám khảo sẽ ngắt lời bạn để chuyển sang phần thi của thí sinh cùng thi. Đừng lo lắng khi bị ngắt lời vì điều đó chứng tỏ bạn có khả năng miêu tả tranh rất tốt. Giám khảo chỉ làm nhiệm vụ đảm bảo thời gian mà thôi.
Để có thể nói về bức tranh trong vòng 1 phút, bạn nên ghi nhớ những cấu trúc câu hữu ích sau đây:
At the top: ở bên trên
At the bottom: ở bên dưới
On the left (hand side): ở bên trái
On the right (hand side): ở bên phải
In the middle: ở giữa
In the background: ở phía sau
In the foreground: ở phía trước
Ví dụ:
In the middle there is a woman, who might be a teacher, looking after the children.
In the foreground, we can see two children who are studying hard.
Các chi tiết có thể miêu tả bao gồm cảnh quan, trang phục của các nhân vật, hành động của họ, những đồ vật trong ảnh…
Sử dụng các câu phỏng đoán khi bạn không chắc chắn về điều gì đó:
Ví dụ:
It could be a classroom or a busy library.
She looks like a teacher but could be a librarian.
They might be studying for an example.
Maybe they are studying for an exam.
It must be a library.
Lưu ý:
Trong phần này, giám khảo sẽ cung cấp cho các thí sinh một bức tranh có hình các hoạt động, địa điểm, đồ vật…để hai bạn thảo luận với nhau và đưa ra quyết định lựa chọn hoạt động/địa điểm/đồ vật nào sẽ là lựa chọn phù hợp nhất. Khi thảo luận, các bạn sẽ phải đưa ra lựa chọn của mình và giải thích vì sao có lựa chọn như vậy.
Tips:
Bạn hãy gộp những hoạt động, đồ vật, địa điểm có sự tương đồng để nói cùng lúc luôn
Cố gắng nói lên ý kiến của mình với hết tất cả các tranh (đó là lí do vì sao các bạn nên chọn lối nói gộp để tiết kiệm thời gian).
Cấu trúc câu so sánh sẽ khá hữu ích trong phần này nha.
Lưu ý đề bài một chút, coi chừng lạc đề, nhầm chủ ngữ. Đề nói bạn chọn địa điểm cắm trại/picnic phù hợp cho một nhóm bạn chứ không phải bạn tự chọn cho bạn. Vậy nên hãy bắt đầu bằng “I think they should…” thay vì “I think I should…” nha.
Đừng quên tương tác với bạn thi nói cùng nha. Phần này có tính điểm đó!!!
Câu dùng để hỏi ý kiến:
What do you think?
Do you agree?
What’s your opinion?
Would you like to ……?
Do you think so?
Should we …….?
Câu diễn tả sự đồng ý:
Absolutely.
Definitely. That’s a good point.
Good idea. I never thought of that.
Yeah, you’re right.
Me too.
Câu diễn tả sự không đồng ý:
Hmm, I’m not sure.
I don’t think so.
On the other hand, …
A better idea might be …
I think it’d be better if …
Trong phần này, các thí sinh sẽ thảo luận về những điều thích, không thích, kinh nghiệm, ý kiến, thói quen…của bản thân. Các câu hỏi sẽ xoay quanh chủ đề vừa nhắc đến ở part 3.
Những cấu trúc câu nên sử dụng trong phần này để nêu quan điểm cá nhân bao gồm:
For me, ….
In my experience, …
When I was …
When I am …
In my opinion …
Khi thảo luận, bạn nhớ sử dụng đa dạng các cấu trúc câu, nói liền mạch, không nên ngập ngừng ngắt quãng. Đừng quên tương tác với bạn cùng thi để chứng tỏ khả năng gợi mở và phát triển cuộc đối thoại của mình bằng tiếng Anh.
Qua bài viết trên, hi vọng các bạn học viên đã nắm chắc được cấu trúc đề thi và các tips làm bài thi Speaking PET CAMBRIDGE hiệu quả để đạt điểm tối đa. Chúc các bạn sẽ đạt được kết quả xuất sắc nhất trong kỳ thi sắp tới!